Banner header
Pororo Mall Việt Nam

Cẩm nang tập ăn dặm cho bé đúng cách giúp mẹ nhàn tênh

 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH BẢO MINH   |    Ngày 08/08/2024

Hành trình ăn dặm luôn là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của bé yêu. Nhưng bước đầu giai đoạn ăn dặm lại không hề dễ dàng. Vậy làm thế nào để tập ăn dặm cho bé đúng cách và an toàn? Hãy cùng Pororo Việt Nam tìm hiểu nhé:

Thời điểm bắt đầu cho bé tập ăn dặm

Thời điểm lý tưởng để bắt đầu cho bé ăn dặm thường là từ 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của bé đã phát triển đủ để tiếp nhận thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thêm vào đó, khi này bé đã hoạt động nhiều hơn trước và cơ thể cũng tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt đó.

6 tháng là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu ăn dặm

Hướng dẫn tập ăn dặm cho bé đúng cách 

Mẹ cần quan sát các dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm như: bé có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ, bé tỏ ra thích thú và muốn thử các loại thức ăn mà người lớn đang ăn, bé thường xuyên gặm nhấm mỗi khi cầm được bất kỳ đồ vật nào dù mẹ có ngăn cản. 

Trong trường hợp đáp ứng đủ những tiêu chí trên, mẹ có thể tiến hành tập ăn dặm cho bé đúng cách như sau:

Thực phẩm ăn dặm

Khi lên thực đơn cho bé ăn dặm, mẹ nên đảm bảo cân đối đủ 4 nhóm chất thiết yếu cho bé bao gồm: tinh bột (gạo, bí đỏ, khoai lang, ngô,..), đạm (sữa, trứng, thịt, cá,...), chất béo (cá hồi, bơ, dầu ô liu,...) và chất xơ (các loại trái cây, rau củ quả tươi,…). 

Lúc mới tập ăn, mẹ nên cho bé ăn từ loãng đến đặc để bé làm quen. Bắt đầu với những loại thức ăn mềm, dễ tiêu có tinh bột như cháo nhuyễn, bột gạo loãng kết hợp cùng các loại rau củ, thực phẩm xay nhuyễn có chất béo để đảm bảo cơ thể bé nhận dinh dưỡng mỗi ngày. Cuối cùng, mẹ có thể thêm chất đạm vào khẩu phần ăn khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển và đã quen với các nhóm chất khác.

Thực đơn ăn dặm của bé cần hội tụ đủ 4 nhóm chất thiết yếu

Lưu ý là thức ăn của bé dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên cho thêm muối và đường vì có thể gây tổn thương thận cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sau này. Ngoài ra, mẹ nên thử thức ăn còn nóng không rồi mới đưa vào miệng bé. Bên cạnh những lúc tập ăn, bé vẫn cần được uống sữa mẹ đầy đủ.

Phương pháp ăn dặm

Có nhiều phương pháp ăn dặm phổ biến như ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, mẹ có thể thử hết rồi đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bé:

Ăn dặm kiểu truyền thống: Đây là phương pháp phổ biến nhất ở Việt Nam, bắt đầu với các thức ăn loãng, sau đó dần dần chuyển sang đặc hơn. Mẹ sẽ xay bột ăn dặm chung với các loại thức ăn như thịt, rau, cá,... và thay bột bằng cháo khi bé đã mọc răng. Phương pháp này giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, cho bé ăn nhiều và dễ tăng cân hơn, đồng thời phù hợp với các mẹ bận rộn. 

Ăn dặm kiểu Nhật: Pha cháo loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10 chứ không khuấy thành bột. Các loại rau, thịt sẽ chế biến riêng với độ thô phù hợp. Phương pháp này giúp bé làm quen với thức ăn thô, mùi vị thực phẩm và học được kỹ năng nhai nuốt sớm.

Ăn dặm tự chỉ huy: Phương pháp phổ biến ở các nước phương Tây cho phép bé tự chọn và ăn các loại thực phẩm mềm mà bé có thể tự cầm và nhai. Mẹ sẽ không xay nhuyễn thức ăn và không đút thìa mà để bé tự ăn, mẹ chỉ đóng vai trò là người cung cấp thực phẩm, hướng dẫn và giám sát bé còn lại để bé tự quyết định. Phương pháp này giúp bé tự chủ kiểm soát thức ăn, tự do khám phá các mùi vị mình thích và phát triển được kỹ năng nhai, nuốt, kiểm soát lượng ăn.

Dụng cụ ăn dặm

Để việc ăn dặm trở nên dễ dàng, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như ghế ăn dặm, thìa, bát, khay ăn dặm, thìa, yếm,... có chất liệu an toàn, thiết kế và kích thước phù hợp với tay cầm của bé. Đặc biệt, các loại dụng cụ có hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc sẽ dễ gây sự chú ý và kích thích bé ăn hơn.

Dụng cụ ăn dặm có màu sắc sặc sỡ kích thích bé ăn hơn

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

Việc làm quen với ăn dặm tốn khá nhiều thời gian với đa phần các bé. Mẹ nên xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ giúp bé hình thành nếp sinh hoạt tốt. Ăn dặm chưa phải là giai đoạn bé cần ăn thật nhiều mà chỉ đóng vai trò giới thiệu thực phẩm và cách ăn mới cho bé. Do đó, mẹ tránh ép ăn khi bé không muốn, điều này có thể gây áp lực và tạo tâm lý sợ ăn.

Lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt và tiêu hóa như rau củ nấu chín nhừ xay nhuyễn, bột, cháo sẽ giúp bé làm quen, hợp tác tốt hơn ngay từ đầu. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng bánh ăn dặm vào các bữa phụ để giúp bé làm quen dần với việc thao tác và xử lý thức ăn.  

Bánh ăn dặm Pororo được các mẹ Hàn tin dùng cho con độ tuổi ăn dặm do kết cấu bỏng mềm, tan trong miệng, an toàn tuyệt đối không gây hóc nghẹn. Không chỉ dễ ăn, bánh còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp bé phát triển toàn diện như canxi, chất xơ, vitamin. Kích thước nhỏ xinh giúp bé học rèn luyện kỹ năng cầm nắm, xử lý đồ ăn trong miệng. 

Bánh ăn dặm Pororo được nhiều ba mẹ tin dùng và lựa chọn

Sản phẩm có 3 hương vị thơm ngon cho bé đổi khẩu vị mỗi ngày: phô mai, sữa chua & dâu tây, chuối. Hơn nữa, dạng bỏng khô ít rơi vãi nên việc vệ sinh sau khi bé ăn cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cho mẹ.

Tạo hứng thú cho bé khi ăn

Để bé vui vẻ tiếp nhận thức ăn, ba mẹ nên tạo hứng thú cho bé bằng cách vừa đút vừa nói chuyện với bé trong khi ăn, cho bé ngồi chung với các thành viên trong gia đình để tạo không khí vui vẻ, kích thích bé ăn. Tuy nhiên, cần tránh ồn ào quá mức làm bé mất tập trung vào bữa ăn, không vừa chơi vừa ăn hay xem TV, điện thoại.

Trên đây là những kiến thức giúp tập ăn dặm cho bé đúng cách. Hy vọng có thể giúp ba mẹ áp dụng thành công trong quá trình tập ăn dặm cho con. Chúc em bé của ba mẹ sẽ mau ăn chóng lớn và phát triển toàn diện.

Xem thêm: Bánh ăn dặm vị phô mai chính thức gia nhập Pororo Mall Việt Nam

Chia sẻ bài viết:
Tags: bánh ăn dặm bánh ăn dặm hàn quốc bánh ăn dặm pororo
Viết bình luận của bạn:
hotline
02423479797

Giỏ hàng