Bé biếng ăn, chậm tăng cân là nỗi ám ảnh của không ít cha mẹ. Thậm chí nhiều người còn cảm thấy mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”. Vậy biếng ăn có những dấu hiệu nào, nguyên nhân dẫn đến biếng ăn là gì và cách khắc phục ra sao? Cha mẹ hãy cùng Pororo tìm kiếm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Bé biếng ăn lâu ngày dẫn đến nhiều ảnh hưởng về sức khỏe.
Biếng ăn ở trẻ em là gì?
Biếng ăn là thuật ngữ dùng để chỉ những em bé thường xuyên từ chối, không hợp tác với những món ăn mà mẹ chuẩn bị. Bé biếng ăn sẽ không chịu ăn hoặc ăn rất ít. Bé thường ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nhai, nuốt khiến mỗi bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ.
Biếng ăn ở trẻ được chia làm 3 loại là: Biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý. Dù là tuýp nào thì cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy mẹ hãy tìm hiểu về 3 loại biếng ăn này để biết bé yêu của mình đang rơi vào nhóm nào, từ đó có cách khắc phục đúng đắn và hiệu quả nhé.
Biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở một số giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, chẳng hạn như: giai đoạn mọc răng, tập bò, tập đi… Biếng ăn sinh lý chỉ là tạm thời và chỉ kéo dài từ vài ngày đến 1-2 tuần cho đến khi thể trạng của bé ổn định trở lại.
Dấu hiệu
-
Bé đột ngột biếng ăn: Với những bé đang bú mẹ, bé có thể bú ít hơn bình thường và không còn chủ động đòi bú vào các giai đoạn biếng ăn sinh lý. Với những trẻ đã biết ăn thô thì bé kén ăn hơn và lượng ăn cũng ít đi.
-
Bé chỉ ngậm thức ăn trong miệng mà không nuốt. Một số bé tỏ ra không hợp tác, lắc đầu, quấy khóc và ngậm chặt miệng khi được bón ăn.
-
Các bé trong giai đoạn tập bò, tập đi thường rất hiếu động, do vậy con thường không chịu ngồi yên một chỗ để ăn mà dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài hoặc bò đi, chạy đi xung quanh.
-
Bé biếng ăn trùng với giai đoạn mọc răng, tập bò, tập đi hay khi bé có những thay đổi về kỹ năng.
Biếng ăn sinh lý không quá nguy hiểm và sẽ tự hết sau khoảng 1-2 tuần.
Nguyên nhân
Hiện tượng biếng ăn sinh lý là hoàn toàn bình thường và xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ do các thay đổi về mặt sinh lý trong quá trình phát triển. Đa số em bé biếng ăn sinh lý sẽ diễn ra ở các giai đoạn sau:
-
Từ 3 đến 4 tháng tuổi: Giai đoạn bé tập lẫy, ngóc đầu để quan sát và nhìn ngắm xung quanh.
-
Từ 6 đến 7 tháng tuổi: Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm và làm quen với dạng thức ăn hoàn toàn mới, vì vậy bé cần thời gian để làm quen. Đây cũng chính là thời điểm bé bắt đầu mọc răng nên có thể sưng lợi, sốt nhẹ và mệt mỏi khiến bé biếng ăn hơn thông thường.
-
Từ 9 đến 10 tháng tuổi: Giai đoạn bé tập bò, tập đứng, tập đi nên bé rất dễ bị thu hút bởi những thứ xung quanh. Bé hay mất tập trung trong mỗi bữa ăn, không chịu nhai nuốt dẫn đến mỗi bữa ăn kéo dài rất lâu.
-
Từ 2 tuổi đến 3 tuổi: Giai đoạn bé bắt đầu đi nhà trẻ, làm quen với môi trường mới, chế độ ăn mới. Điều này có thể khiến bé biếng ăn trong khoảng 1-2 tuần khi mới đi học.
Giải pháp khắc phục
Biếng ăn sinh lý chỉ là tạm thời và không kéo dài lâu nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để khoảng thời gian biếng ăn sinh lý trôi qua nhẹ nhàng thì mẹ có thể áp dụng những cách sau:
-
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không cố ép bé ăn quá nhiều trong 1 bữa.
-
Giai đoạn này mẹ nên cho bé ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, cơm nhão để bé dễ nhai nuốt hơn hoặc cho bé ăn những món sở trường của mình.
-
Hướng sự tập trung của bé vào bữa ăn, hạn chế cho bé xem TV hay điện thoại để bé cảm nhận vị ngon của món ăn và hoàn thành bữa ăn nhanh chóng hơn.
Biếng ăn tâm lý
Biếng ăn tâm lý khá phổ biến ở những trẻ nhỏ không được rèn luyện thói quen ăn uống tốt. Đôi khi vì muốn bé ăn hết khẩu phần mà cha mẹ ép bé ăn bằng mọi cách khiến con sợ sệt mỗi khi đến bữa ăn. Tình trạng này kéo dài dẫn đến việc bé không còn cảm thấy ngon miệng nữa và ăn uống chỉ là để “hoàn thành nhiệm vụ”.
Dấu hiệu
-
Bé không hợp tác, nôn ọe, quấy khóc, từ chối món ăn dù mẹ đã dỗ dành bằng nhiều cách.
-
Thường xuyên ăn bỏ dở, ngồi lâu, ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nhai nuốt.
-
Bé chậm tăng cân hoặc không tăng cân liên tục trong từ 3 tháng trở lên.
Nguyên nhân
-
Do cha mẹ thường xuyên ép buộc, dọa nạt, bắt bé phải ăn hết khẩu phần dẫn đến việc bé chán nản, hình thành phản xạ sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn.
-
Do thay đổi môi trường sống đột ngột hay bé bắt đầu đi học, dẫn đến tâm lý của bé bị ảnh hưởng, không còn cảm thấy hứng thú với bữa ăn.
-
Do cha mẹ hời hợt với bé trong bữa ăn, không tập trung vào bé, mỗi người làm một việc khiến bé cảm thấy mình không được quan tâm và chán ghét việc ăn uống.
Cha mẹ dọa nạt, ép buộc bé là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biếng ăn tâm lý.
Giải pháp khắc phục
-
Tạo không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn thay vì ép buộc, dọa nạt, bắt bé ăn hết khẩu phần.
-
Bổ sung thêm các bữa phụ nhẹ nhàng cho bé như sữa tươi, sữa dinh dưỡng Pororo, phô mai, sữa chua, sinh tố, nước ép trái cây… để tăng hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng và giảm tải cho bữa chính.
-
Cho bé ăn đúng bữa, trong bữa ăn hãy trò chuyện vui vẻ, tập trung và quan tâm đến cảm nhận của con.
-
Thường xuyên thay đổi thực đơn, trang trí món ăn bắt mắt để kích thích sự tò mò và mong muốn khám phá của bé.
Biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn bệnh lý xảy ra khi bé ốm, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ dẫn đến biếng ăn bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, tổn thương vùng miệng, viêm đường hô hấp… dẫn đến việc ăn uống không ngon miệng.
Dấu hiệu
-
Bé biếng ăn đi kèm với mệt mỏi, uể oải, không nhanh nhẹn, hoạt bát như bình thường.
-
Bé quấy khóc không chỉ trong bữa ăn mà vào cả các thời điểm khác trong ngày.
-
Bé bị sụt cân nhiều chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Nguyên nhân
-
Bé mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… nên ăn uống không ngon miệng.
-
Bé mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi… khiến cơ thể mệt mỏi, sốt, không muốn ăn.
-
Bé bị tổn thương ở vùng miệng như: mọc răng, nhiệt miệng, loét miệng khiến bé nhai nuốt thức ăn bị đau dẫn đến sợ ăn.
-
Bé bị thiếu chất: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến cơ thể không có đủ năng lượng, luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, dễ ốm vặt, ăn uống không ngon miệng.
-
Dùng kháng sinh dài ngày: Dùng kháng sinh dài ngày làm những lợi khuẩn trong cơ thể bé bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng, cơ thể mệt mỏi khiến bé chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn rất ít.
Cơ thể mệt mỏi do bệnh lý khiến bé chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
Giải pháp khắc phục
-
Với những bé biếng ăn bệnh lý, mẹ nên cho bé uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước và cân bằng điện giải.
-
Bổ sung dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và tiêm phòng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt.
-
Nếu bé mệt mỏi, khó chịu do ảnh hưởng của bệnh, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho con để con vẫn có đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
-
Cho bé uống sữa, nước ép trái cây hay sinh tố - những loại đồ uống dễ tiếp nhận, giàu dinh dưỡng giúp bé mau chóng khỏi bệnh hơn.
-
Bổ sung thêm men tiêu hóa để cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp bé phải dùng kháng sinh dài ngày.
Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ trên đây, Pororo hy vọng cha mẹ sẽ hiểu thêm về các loại biếng ăn thường gặp ở trẻ. Đồng thời biết cách khắc phục tình trạng biếng ăn nhanh chóng, kịp thời, tránh để lại những hệ lụy không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Xem thêm: 7 Lưu ý giúp bé gầy tăng cân hiệu quả.