Banner header
Pororo Mall Việt Nam

Con bị táo bón, mẹ phải làm sao?

 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH BẢO MINH   |    Ngày 28/12/2022

 

Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng con bị táo bón. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đầy đủ về vấn đề này. Vậy hãy cùng Pororo tìm hiểu về nguyên nhân trẻ bị táo bón và cách xử lý hiệu quả để giảm thiểu khó chịu cho con nhé.

Dấu hiệu trẻ bị táo bón

Trẻ ở giai đoạn ăn dặm rất hay bị táo bón do thay đổi chế độ ăn

 

Táo bón là bệnh có thể dễ nhận thấy được nếu mẹ thường xuyên quan sát bé. Mẹ có thể nhận biết trẻ bị táo bón qua một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần.

  • Trẻ căng thẳng, quấy khóc, rặn đỏ mặt mỗi lần đại tiện.

  • Phân khô, cứng, vón cục, có thể lẫn máu.

  • Trẻ sợ đi đại tiện.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến bé táo bón

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ như:

  • Trẻ không hợp với sữa công thức đang uống (sữa bột hoặc sữa hộp pha sẵn).

  • Trẻ chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang ăn dặm, nhưng mẹ nấu thức ăn cho bé quá đặc hoặc chế độ ăn thiếu chất xơ.

  • Trẻ uống quá ít nước.

  • Trẻ ít vận động, hay căng thẳng sau bữa ăn.

  • Trẻ phải điều trị bằng thuốc do đang trong quá trình điều trị một bệnh khác.

Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ

Táo bón gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bé, tác hại có thể nhìn thấy ngay là gây đau mỗi khi đi vệ sinh, nặng hơn có thể làm nứt hậu môn, chảy máu. Táo bón nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến phình đại tràng, làm bé đau đớn, mệt mỏi, chán ăn, suy dinh dưỡng. Vì vậy ngay khi con xuất hiện các dấu hiệu bị táo bón, mẹ nên áp dụng ngay các cách dưới đây để khắc phục sớm nhất tình trạng khó chịu cho con nhé.

Bổ sung chất sơ là cách hiệu quả để bé giảm táo bón

Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé

Khi trẻ bị táo bón, việc đầu tiên mẹ phải làm là điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho bé. Hãy đảm bảo bé luôn uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ vào thực đơn của bé. Nếu bé không hợp tác ăn rau và trái cây mẹ hãy ép nước cho bé uống. Những bé trên 1 tuổi có thể sử dụng các loại nước trái cây đóng hộp sẵn vừa tiện lợi mà vẫn giữ nguyên dinh dưỡng và hàm lượng chất xơ cao.

Nước trái cây Pororo là sự lựa chọn hoàn hảo cho bé. Trong nước trái cây Pororo có hàm lượng chất xơ hoà tan cao, giúp hệ tiêu hoá của bé luôn khỏe mạnh và giảm thiểu tình trạng táo bón.

Tắm nước ấm cho bé

Tắm nước ấm là cách đơn giản nhưng có thể mang lại những hiệu quả bất ngờ. Tắm nước ấm vừa giúp bé thư giãn, vừa giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột, kích thích hoạt động của các cơ vòng hậu môn để trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Nếu không tắm nước ấm, mẹ có thể dùng cách khác cũng mang lại tác dụng tương tự, đó là cho bé ngâm hậu môn trong nước ấm. Mỗi lần mẹ cho bé ngâm khoảng 5-10 phút là được nhé. Không cần ngâm quá lâu sẽ khiến bé mỏi hoặc nhiễm lạnh.

Điều chỉnh chế độ ăn và vận động hàng ngày của bé

Massage cho bé

Massage cho bé là phương pháp đơn giản giúp giảm tình trạng táo bón ở trẻ. Cách làm rất đơn giản. Mẹ hãy xoa tay làm ấm tay trước. Sau đó đặt tay lên bụng bé, xoa đều theo chiều kim đồng hồ quanh vùng rốn bé khoảng 30 lần. Một ngày mẹ có thể massage cho bé từ 2-3 lần nhé.

Cho bé tập thể dục mỗi ngày

Vận động là một cách giúp nhu động ruột được kích thích co bóp mạnh mẽ hơn, giúp quá trình đào thải phân nhanh hơn. Với những bé lớn, mẹ hãy cho bé ra ngoài vui chơi, chạy nhảy, tập thể dục. Còn với trẻ sơ sinh, mẹ có thể giúp bé tập bài tập “đạp xe” mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón nhé.

Trước tiên mẹ hãy cho bé nằm trên giường hoặc mặt phẳng mềm mại. Tiếp theo 2 tay mẹ nắm lấy 2 cổ chân bé, nhẹ nhàng di chuyển lên xuống giống như đang đạp xe. Mỗi ngày mẹ có thể tập cho bé động tác này từ 2-3 lần. Mỗi lần 5-10 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Dùng thuốc là biện pháp cuối cùng phải lựa chọn nếu bé bị táo bón lâu ngày không cải thiện, không đáp ứng các cách trị táo bón từ tự nhiên. Hoặc trẻ có những dấu hiệu kèm theo táo bón như: đại tiện ra máu, bỏ ăn, trẻ bị đau bụng, quấy khóc, cáu gắt. 

Tuy nhiên cha mẹ cần tuyệt đối lưu ý: không được tự ý mua thuốc trị táo bón cho con vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tham khảo và làm theo chỉ định của bác sĩ nhé.

Nhìn chung, táo bón là bệnh không quá nguy hiểm. Nếu mẹ biết cách xây dựng cho con một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì táo bón sẽ không “ghé thăm” bé yêu đâu nhé. Còn nếu con đang bị táo bón rồi thì mẹ hãy áp dụng các mẹo nhỏ trên đây để giúp con đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm thiểu tình trạng đau nhức, khó chịu cho con nhé.

Xem thêm: Bé thiếu chất xơ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chia sẻ bài viết:
Tags: bổ sung chất xơ bổ sung vitamin chống táo bón nước trái cây cho bé nước trái cây pororo
Viết bình luận của bạn:
hotline
02423479797

Giỏ hàng