Banner header
Pororo Mall Việt Nam

Phương pháp tăng cân hiệu quả cho bé 1 tuổi

 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH BẢO MINH   |    Ngày 29/03/2024

 

Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của bé 1 tuổi. Nếu bé có dấu hiệu chậm tăng cân hay không tăng cân trong thời gian dài thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp tăng cân hiệu quả cho bé 1 tuổi an toàn, khoa học, cha mẹ cùng tham khảo và áp dụng nhé. 

Cân nặng là chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe và tình trạng phát triển của bé 1 tuổi. 

Cân nặng của bé 1 tuổi như thế nào là chuẩn?

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), cân nặng của bé 1 tuổi trong khoảng sau đây được xem là bình thường:

  • Bé trai 1 tuổi: Từ 8,9kg đến 10,1kg.

  • Bé gái 1 tuổi: Từ 8,9kg đến 10,4kg. 

Tuy nhiên, mỗi em bé là một cá thể riêng biệt với những mốc phát triển khác nhau. Do đó, nếu cân nặng của bé có chênh lệch (không quá nhiều) so với số liệu chuẩn WHO kèm theo việc bé vẫn ăn ngoan, chơi ngoan, ngủ kỹ thì cha mẹ không cần quá lo lắng nhé. 

Dấu hiệu trẻ 1 tuổi chậm tăng cân

Đối với bé 1 tuổi, nếu cân nặng không tăng trong vòng 3 tháng liên tục thì được xem là chậm tăng cân. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây để đánh giá tình trạng chậm tăng cân ở trẻ: 

  • Bé lười bú mẹ/ bú sữa công thức.

  • Không hợp tác trong các bữa ăn, từ chối ăn hoặc ăn rất ít, hay nhè, nhổ thức ăn.

  • Bé ngậm thức ăn trong miệng nhưng không nhai, nuốt khiến bữa ăn kéo dài rất lâu. 

  • Bé thường xuyên mệt mỏi, uể oải, không linh hoạt, nhanh nhẹn.

  • Chân tay của bé nhỏ, gầy guộc, da xanh xao, không hồng hào.

  • Hệ miễn dịch suy giảm, bé thường xuyên ốm vặt, mỗi đợt ốm lâu hồi phục. 

Bé không tăng cân trong vòng 3 tháng liên tục được xem là chậm tăng cân.

Chậm tăng cân ở trẻ 1 tuổi nếu kéo dài và không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy khó lường đối với sức khỏe của bé như: thiếu hụt dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, kém phát triển trí tuệ, lờ đờ, mệt mỏi, giảm khả năng nhận thức… 

Nguyên nhân bé 1 tuổi chậm tăng cân

Muốn giải quyết triệt để tình trạng bé 1 tuổi chậm tăng cân thì cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân “gốc rễ” gây ra tình trạng này. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất mà cha mẹ cần nắm được.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

  • Khẩu phần ăn hàng ngày của bé thiếu hụt dinh dưỡng hoặc mất cân bằng giữa các nhóm chất cơ bản là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

  • Chế biến thực phẩm không đúng cách dẫn đến mất chất dinh dưỡng.

  • Sắp xếp thời gian ăn uống của trẻ chưa khoa học, không cho bé ăn bữa phụ mà chỉ tập trung vào 3 bữa chính trong ngày.

Bé đang mắc một số bệnh lý

  • Bé đang gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như: hấp thu dinh dưỡng kém, trào ngược dạ dày - thực quản, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài hay táo bón khiến bé bị đau, khó chịu, không muốn ăn.

  • Bé bị nhiễm giun, sán khiến các chất dinh dưỡng đều bị giun, sán hấp thụ nên không đủ nuôi cơ thể. 

  • Bé mắc các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản… khiến bé bị đau khi nuốt thức ăn dẫn đến sợ ăn.

  • Bé trong giai đoạn mọc răng hay bị nhiệt, viêm loét ở vùng miệng gây đau, không thể ăn uống được bình thường. 

Mệt mỏi trong người khiến bé ăn uống không ngon miệng, chậm tăng cân.

Bé gặp phải vấn đề về tâm lý

Bé 1 tuổi đã có những nhận biết về xung quanh và một số biểu hiện rõ ràng về tâm lý. Nếu bé có tâm lý không ổn định thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân. 

  • Bé thường xuyên bị cha mẹ, ông bà dọa nạt, ép ăn hết khẩu phần. 

  • Thay đổi môi trường sống, người chăm sóc hoặc người cho bé ăn.

  • Bé ham chơi, chỉ thích xem tivi, điện thoại, ăn uống không chủ động. 

Phương pháp tăng cân hiệu quả cho bé 1 tuổi

Nếu bé 1 tuổi có dấu hiệu chậm tăng cân thì cha mẹ hãy thử áp dụng các phương pháp sau đây để cải thiện tình trạng này nhanh chóng, hiệu quả nhé:

Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng

Trẻ cần được đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng và khoa học từ khi còn nhỏ. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé cần có đủ 4 nhóm chất cơ bản là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi bữa ăn nên đa dạng các loại thực phẩm để bé không cảm thấy nhàm chán. Bên cạnh đó mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn, bổ sung thêm bữa phụ cho bé để gia tăng hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng.

Bé cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất thiếu yếu để phát triển toàn diện.

Cho bé bú mẹ đến 2 tuổi

Sau 1 tuổi, sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng chính của bé, nhưng trong sữa mẹ vẫn có nhiều kháng thể giúp bé tăng khả năng miễn dịch. Do vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên tiếp tục cho bé bú đến 2 tuổi nhé. Để sữa mẹ nhiều dinh dưỡng hơn, mẹ cũng nên ăn uống khoa học, đủ chất, tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây và rau xanh. 

Bổ sung vi chất quan trọng thông qua nhiều nguồn thực phẩm

Muốn bé phát triển tốt, cha mẹ cần bổ sung cho con những vi chất dinh dưỡng quan trọng như: canxi, sắt, kẽm, lysine, vitamin D, vitamin B, DHA, probiotic…thông qua thực phẩm hàng ngày hoặc các thực phẩm bổ sung (theo chỉ định của bác sĩ). Khi cơ thể được nạp đủ các vi chất thiết yếu sẽ giúp tiêu hóa tốt, hấp thụ dinh dưỡng tối ưu, bé tăng cân và tăng chiều cao ổn định. 

Bổ sung thêm sữa vào chế độ ăn uống của bé

Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và lành mạnh cho trẻ nhỏ. Trong sữa có đạm, chất béo, các vitamin, khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Ngoài sữa tươi thì mẹ có thể cho bé sử dụng thêm phô mai, sữa chua, sữa dinh dưỡng Pororo, bơ, váng sữa… cũng đều giải quyết được “bài toán” chậm tăng cân của bé 1 tuổi.

Hàm lượng dinh dưỡng vượt trội trong sữa Pororo giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. 

Không ép buộc bé ăn khi bé không muốn

Doạ nạt, ép buộc bé ăn có thể khiến bé sợ hãi, chán ghét việc ăn uống, lâu dần dẫn đến biếng ăn tâm lý rất khó khắc phục. Thay vì ép bé ăn hết khẩu phần bằng mọi cách, mẹ nên khuyến khích bé ăn theo nhu cầu, ăn đủ lượng cơ thể cần. Cha mẹ cũng nên tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn, hướng sự tập trung vào bé để bé cảm thấy được quan tâm và hứng thú với việc ăn uống hơn.

Khuyến khích bé vận động

Không chỉ những bé lớn mới cần vận động mà ngay cả bé 1 tuổi cũng cần được vận động phù hợp. Chẳng hạn như cho trẻ ra ngoài vào buổi sáng, chạy nhảy, vui chơi ngoài trời. Việc này vừa hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, kích thích nhu động ruột giúp bé ăn ngon hơn, vừa giúp bé hấp thụ thêm nguồn vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Tẩy giun cho bé

Giun, sán là một trong những nguyên nhân khiến bé còi cọc, chậm tăng cân. Bé từ 1 tuổi trở lên đã có thể tẩy giun nhưng mẹ cần tuyệt đối tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 

Khám sức khỏe định kỳ cho bé

Cha mẹ nên cho bé khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra các bệnh lý hay các vấn đề bất thường về sức khỏe để điều trị, can thiệp kịp thời. Khi có một cơ thể khỏe mạnh thì bé mới có thể ăn uống ngon miệng và tăng cân tốt.

Lời kết

Trên đây Pororo Mall Việt Nam đã giúp mẹ tìm hiểu những nguyên nhân khiến bé 1 tuổi chậm tăng cân và một số phương pháp giúp bé tăng cân hiệu quả, nhanh chóng. Cha mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay để bé yêu luôn có cân nặng đạt chuẩn làm nền tảng cho một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện nhé. 

Xem thêm: Bé chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Chia sẻ bài viết:
Viết bình luận của bạn:
hotline
02423479797

Giỏ hàng