Banner header
Pororo Mall Việt Nam

Thực phẩm bổ sung chất xơ cho bé lười ăn rau

 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH BẢO MINH   |    Ngày 27/02/2024

 

Chất xơ có nhiều trong rau xanh, có vai trò quan trọng đối với trẻ em, đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, rau lại không phải là món ăn khoái khẩu của hầu hết bạn nhỏ. Nếu bé của mẹ lười ăn rau thì dưới đây chính là một số gợi ý thực phẩm thay thế giúp bổ sung chất xơ cho bé hiệu quả, mẹ hãy cùng Pororo khám phá nhé. 

Bé lười ăn rau có nguy cơ thiếu hụt lượng chất xơ cần thiết.

Chất xơ là gì?

Chất xơ là một thành phần có trong các loại thực vật, trái cây, ngũ cốc, các loại hạt… Cấu tạo chính của chất xơ là các phân tử cacbohydrat, cụ thể là monosaccarit và polisaccarit. Nhờ sự có mặt của chất xơ trong cơ thể mà hoạt động tiêu hóa diễn ra ổn định hơn, sức khỏe tim mạch cũng được cải thiện đáng kể. 

Có 2 loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả 2 loại đều giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. Cụ thể:

  • Chất xơ hòa tan: Tồn tại trong ruột dưới dạng gel. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước từ lòng ruột, giúp làm mềm phân, tăng kích thước phân và số lần đi tiêu. Chất xơ hòa tan có nhiều trong bột yến mạch, hạt lanh, hạt đậu, cam, táo, cà rốt, củ cải đường, atiso…

  • Chất xơ không hòa tan: Không có khả năng hòa tan với chất lỏng khi đi vào đường ruột. Chúng được giữ nguyên vẹn khi xuống đến ruột già làm tăng khối lượng phân, dễ tống thải ra ngoài. Sự có mặt của chất xơ không hòa tan giúp cân bằng pH trong ruột, giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Chất xơ không hòa tan có nhiều trong các loại rau xanh đậm, hạt, quả hạch, lúa mì nguyên cám…

Chất xơ có nhiều trong rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Lợi ích của chất xơ đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Chất xơ là dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Cùng điểm qua một số lợi ích của chất xơ đối với sức khỏe trẻ nhỏ nhé:

  • Tăng cường sức khỏe đường ruột: Chất xơ được xem là dinh dưỡng “vàng” đối với sức khỏe đường ruột. Chất xơ có khả năng tăng cường chuyển hóa thức ăn trong dạ dày và ruột non, giúp giảm tình trạng táo bón và khó tiêu ở trẻ nhỏ. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước, tạo thành chất nhầy trong ruột non, làm tăng khối lượng phân và kích thích sự co bóp của ruột, giúp làm mềm phân và dễ tống thải ra ngoài. 

  • Hạn chế các bệnh về tim mạch: Chất xơ có thể giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu hiệu quả bằng cách làm giảm rối loạn chuyển hóa lipoprotein hoặc cholesterol xấu. Nhờ vậy mà sức khỏe tim mạch được nâng cao, hạn chế các bệnh về tim ở mọi độ tuổi.

  • Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường: Hiện tại, độ tuổi mắc đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa, ngay cả trẻ em cũng có thể mắc đái tháo đường tuyp 2. Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn khoa học, lành mạnh ngay từ nhỏ, trong đó việc bổ sung chất xơ là vô cùng quan trọng. Chất xơ (đặc biệt là chất xơ hòa tan) có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ đường và giúp cải thiện lượng đường trong máu nên ngăn ngừa được nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 hiệu quả.

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Theo các chuyên gia nhi khoa, chất xơ có tác động tích cực đến hệ miễn dịch của bé, hoạt động như prebiotics, tạo ra vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp chống lại mầm bệnh và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. 

Chất xơ góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.

Bổ sung chất xơ cho bé bao nhiêu là đủ?

Tùy vào từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé mà hàm lượng chất xơ nên bổ sung mỗi ngày cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Bé từ 1 đến 3 tuổi: Nên bổ sung 19-20gr chất xơ mỗi ngày.

  • Bé từ 4 đến 8 tuổi: Nên bổ sung 24-25gr chất xơ mỗi ngày.

  • Bé từ 9 đến 13 tuổi: Nên bổ sung 30-40gr chất xơ mỗi ngày.

Thực phẩm bổ sung chất xơ cho bé lười ăn rau

Như cha mẹ đã biết, chất xơ có nhiều trong rau xanh nhưng đa số trẻ nhỏ lại rất lười ăn rau. Ngay sau đây Pororo Mall Việt Nam sẽ gợi ý cho mẹ một số thực phẩm giàu chất xơ có thể thay thế rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. 

  • Táo: Trung bình 1 trái táo 200gr sẽ cung cấp 4,8gr chất xơ. Trong táo có nhiều pectin - một loại chất xơ hòa tan giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ em hiệu quả. Cha mẹ có thể cho bé ăn táo hoặc ép nước táo cho bé uống mỗi ngày để bổ sung chất xơ thay cho rau xanh.  

  • Cà rốt: Cà rốt là loại củ giàu cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Không những vậy, trong loại củ này còn chứa rất nhiều vitamin A giúp mắt bé sáng khỏe hơn. 

  • Chuối: Trong 1 trái chuối có đến 3,1gr chất xơ, đặc biệt, chuối còn thơm ngon và dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nên được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích. 

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, gạo lứt, lúa mì, ngô là những thực phẩm rất giàu chất xơ, thích hợp để bổ sung cho bé ngay từ giai đoạn ăn dặm. Đồng thời, ngũ cốc nguyên hạt cũng rất dễ chế biến, giúp khẩu phần ăn thêm phong phú và kích thích bé yêu ăn ngon miệng hơn. 

  • Khoai lang: Ngoài lượng tinh bột lớn thì khoai lang còn có nhiều chất xơ (1 củ khoai lang vừa chứa 3,8gr chất xơ). Nếu bé không chịu hợp tác ăn rau thì mẹ có thể thay thế bằng khoai lang trong thực đơn hàng ngày của bé nhé. 

  • Nước ép Pororo: Nước ép Pororo có thành phần 100% từ trái cây hữu cơ tự nhiên nên rất giàu chất xơ và vitamin. Sản phẩm đóng hộp tiện lợi, đảm bảo tiêu chuẩn ba không: không đường hóa học - không chất bảo quản - không chất tạo màu tạo mùi nên an toàn tuyệt đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Nước ép trái cây Pororo có vị táo, cam, nho nên mẹ thoải mái lựa chọn, thay đổi theo sở thích của bé yêu. 

Nước ép Pororo đậm vị trái cây, bổ sung chất xơ cho bé hiệu quả.

Lưu ý khi bổ sung chất xơ cho bé

Mặc dù lợi ích của chất xơ đối với trẻ nhỏ là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không bổ sung quá nhiều, dẫn đến dư thừa và gây ra các vấn đề sau đây: 

  • Làm bé đầy hơi, khó tiêu: Việc ăn quá chất xơ một lúc có thể khiến bé gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài. Dư thừa chất xơ cũng làm bé không có cảm giác đói, dẫn đến tình trạng chán ăn.

  • Giảm thiểu khả năng hấp thụ khoáng chất: Khi trẻ nhỏ bổ sung quá 50gr chất xơ một ngày sẽ làm giảm thiểu khả năng hấp thụ khoáng chất. Những khoáng chất quan trọng như canxi, magie, photpho sẽ bị đào thải ra ngoài cùng chất xơ thay vì việc cơ thể hấp thụ chúng. 

Lời kết

Vừa rồi, mẹ đã cùng Pororo Mall Việt Nam khám phá những thực phẩm bổ sung chất xơ cho bé lười ăn rau. Mẹ hãy khéo léo kết hợp vào khẩu phần ăn của bé để đảm bảo lượng chất xơ cần thiết cho con mỗi ngày nhé. 

Xem thêm: Công thức tính lượng chất xơ cần thiết cho trẻ mỗi ngày, mẹ đã biết?

Chia sẻ bài viết:
Viết bình luận của bạn:
hotline
02423479797

Giỏ hàng